Cuốn sách: Kinh Dịch ứng dụng trong khoa học dự đoán.

05/12/2011 Giới thiệu

Người Trung hoa xưa xem bói bằng Mai Rùa gọi là “Bốc-Bốc giáp cốt” và bói bằng Cỏ thi,sau đó người ta sáng tạo ra môn bói Dịch,việc lấy quẻ Dịch bằng cách gieo đồng xu (còn gọi là lắc hào).


Ở Việt nam cũng có nhiều cách xem bói như xem lá Trầu,rút quẻ thẻ…nhưng bói Dịch được nhiều người nhìn nhận là cao cấp hơn các loại bói khác.Nhiều nhà nho xưa đã để tâm nghiên cứu Kinh Dịch để tìm cách ứng xử trong những hoàn cảnh cụ thể qua khoa học biến dịch để hiểu thời cuộc và tiên tri thời thế như các cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm,Lê Quý Đôn,Phan Bội Châu…
Cái uyên thâm của Dịch là “ý tại ngôn ngoại”,”Thư bất tận ngôn”,”ngôn bất tận ý”.
Ngày nay bói Dịch không còn là sản phẩm của bị động tiêu cực như trước đây nữa,mà đã trở thành phương tiện khoa học của con người để nhận biết thiên nhiên và lợi dụng thiên nhiên.Bói Dịch là “Bốc dĩ quyết nghi” tức là bói để quyết định diều còn nghi ngờ,để rồi quyết định làm hay không làm và làm như thế nào thì tốt.
Xin trân trọng gới thiệu với quý bạn đọc cuốn sách:” Kinh Dịch ứng dụng trong khoa học dự đoán”.
Cuốn sách gồm 2 phần.
Phần 1: KINH DỊCH
1.Khái niệm Kinh Dịch là gì.
2.Sơ lược lịch sử Kinh Dịch.
3.Cơ sở để lập ra 64 quẻ Dịch.
4.Các thuật ngữ của Dịch.
5.Các quy tắc của Dịch.
6.Quan niệm về đạo lý căn bản của Dịch.
7.Đọc Dịch cần lưu ý.
8.Cách lập quẻ dịch.
9.Bảng tra số quẻ trong 64 quẻ Dịch.
Phần 2: KINH DỊCH VỚI NỘI DUNG CỦA 64 QUẺ DỊCH
A. Thượng kinh: (Từ quẻ số 01 đến quẻ số 30)
B. Hạ kinh : (Từ quẻ số 31 đến quẻ số 64 )
Phụ lục: Cách lập quẻ theo giờ,ngày,tháng,năm.

Cuốn sách đã được Cục bản quyền tác giả – Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch cấp Giấy chưng nhận ĐĂNG KÝ QUYỀN TÁC GIẢ Số 3298/2011 QTG ngày 16/11/2011.

 

Cho chúng tôi biết ý kiến của bạn